Của cải của các dân tộc – Adam Smith

Của cải của các dân tộc – Adam Smith

Đây là tác phẩm kinh điển nhất của kinh tế học, là nền tảng cho kt học hiện đại hiện nay. Smith sinh năm 1723 và mất năm 1790 (thọ 67 tuổi). Ông sống cùng mẹ mình cả cuộc đời mà ko kết hôn. Ông để lại 2 tác phẩm là Lý thuyết về những tình cảm đạo đức và Của cải của cac dân tộc. Ông đã bỏ dở 2 tác phẩm khac ông đang viết dở khi qua đời.

sách của cải của các dân tộc

Tập I: Một công trình nghiên cứu bản chất và nguyên nhân phát sinh của cải của các dân tộc
Lao động hàng năm của mỗi dân tộc là quỹ vốn mà trước hết cung cấp cho dân tộc đó tất cả những vật dụng cần thiết và tiện nghi trong cuộc sống mà dân tộc đó tiêu dùng hàng năm. Quỹ vốn này bao gồm hàng hoá dân tộc tự sx cũng như mua từ dân tộc khác. Tuỳ theo mức các sản phẩm này chiếm 1 tỷ lệ nhiều hay ít so với số ng tiêu dùng, mà dân tộc đc hưởng nhiều hay ít những vật chất cần thiết và những tiện nghi họ mong muốn. Tỷ lệ này bị tri phối bởi các yếu tố:
– Kỹ năng, sự khéo léo và phương pháp phán đoán trg qtrinh lao động
– Tỷ lệ dân số người đc sử dụng vào lao động có ích và số ng phi sx
I. Quyển I: Nguyên nhân tăng năng suất lđ và pp phân phối tự nhiên các sp cho các tầng lớp nhân dân
1. Phân công lao động
Sự cải tiến lớn nhất về mặt năng suất lđ và phần lớn kỹ năng, sự khéo léo và óc phán đoán đúng đắn có đc là nhờ sự phân công lđ. Những ngành càng sx nhỏ, quy mô hạn chế với số lg nhân công vừa phải đv quản lỹ chặt chẽ sẽ càng tỏ ra chuyên môn hoá phân công lđ sâu, những ngành lớn có sự tham gia của nhiều lđ sẽ có sự phân công lđ thấp hơn. Đặc biệt ngành nông nghiệp nơi mà các thao tác thực hiện ở những thời điểm khác nhau nên sự phân công kđ rất khó vì họ chỉ có việc trong 1 khoản thời gian ngắn và sau đó lại phải chờ đợi tới thời điểm thích hợp. Điều này đã tạo ra sự kém năng suất trong ngành nông nghiệp so với các ngành khác để có thể tăng năng suất ld lên cao. Sự phân công lao động này cũng lên tầm quốc gia khi có sản phẩm nc này tốt nc khác lại kém hơn.
Lượng cv tăng lên do có sự phân công lđ nên dù chỉ số ng vẫn thế có thể thực hiện đc nhiều cv hơn bởi 3 yếu tố:
– Do tăng kỹ năng, kỷ xảo của từng công nhân: sự nâng cao này giúp người công nhân làm đc 1 kl công việc nhiều hơn trước, và sự phân côh lđ hợp lý làm cho mỗi ng chỉ cần chuyên tâm vào 1 thao tác đơn giản và làm thao tác đó suốt đời mình, thì nhất định họ ngày càng trở lên khéo léo hơn nhiều.
– Do tiết kiệm thời gian chuyển từ loại cv này sang loại cv khác: việc tk thời gian chuyển từ cv này sang cv khác là lợi thế rất lớn mà ban đầu có vẻ ít ai nhận ra. Việc chuyển đổi này thường mất rất nhiều thời gian để làm quen và có kỹ năng kỹ xảo tốt đc
– Do phát minh ra các loại máy chuyên dùng làm cho lđ nhẹ nhàng hơn và 1 ng có thể làm việc của nhiều ng hơn. Mọi ng đều nhận thức rõ là máy móc khi đc áp dụng tôt làm cv sx đc dễ dàng và rút ngắn đi rất nhiều. Các phát minh máy móc này ngoài từ phòng thí nghiệm, nhà sáng chế từ nhu cầu họ thấy, nó còn đến từ người công nhân trực tiếp lđ đã sáng chế ra để giúp họ lđ thuận tiện hơn, nhanh hơn cũng giúp đẩy nhanh quá trình này.
2. Nguyên tắc chi phối việc phân công lao động
Sự phân công lao động này ko phải xuất phát từ sự tinh khôn của con người mà đến từ thiên hướng muốn đổi chác or trao đổi vật này lấy vật khác. Con người ko mong đợi sự giúp đỡ từ lòng tốt của người khác, xh con người hoạt động giúp đỡ nhau nhờ lợi ích. Bạn cần nói anh cho tôi thứ mà tôi thích, anh sẽ có thứ mà anh yêu cầu. Trao đổi lợi ích là thứ tri phối sự vận hành các mqh kinh tế.
Khi người ta làm ra 1 vật phẩm và đem trao đổi chúng lấy vật phẩm khác, họ nhận ra họ đc giá trị tốt hơn họ tự làm mọi thứ, vì vậy họ tập trung làm sp họ đc lợi nhất từ đó tạo ra sự phân công lđ. Trẻ con từ khi sinh ra tới 7-8 tuổi ko có sự khác biệt nhau đáng kể, thiên hướng phát triển là do thói quen, tập quán giáo dục hình thành chứ ko phải do thiên bẩm của trẻ em. Sự định hướng tạo ra sự chuyên nghiệp với con người từ khi còn bé.
3. Mức độ phân công lao động bị hạn chế bởi quy mô thị trường
Trong các thị trg nguyên thuỷ khi mà chế độ tự cấp tự túc hay vùng nông thôn sự phân công lao động rất khó thực hiện do sự thiếu hụt thị trường tiêu thụ dẫn tới khi chuyên môn hoá họ ko thể tiêu thụ đc sản phẩm để đổi lấy sản phẩm khác. Con người tự cập tự túc, họ từ trồng nông nghiệp, tự rèn, tự làm mọi thứ. Nên sự chuyên môn hoá này thường tới từ các thành thị trước tiên nơi họ có thể kiếm đc việc làm khi chuyên môn hoá và tiêu thụ đc hết sản phẩm làm ra tại thị trường. Về sau nhờ sự phát triển của vận tải thuỷ nội địa nên các nc có các dòng sông lớn và phân nhánh tại hạ lưu rất phát triển trong thời kỳ đầu văn minh như hạ lưu sônh Niles, hạ lưu sông Hằng và hạ lưu sông Hoàng Hà. Chính điều này đã thúc đẩy sự giao thương nội địa và thúc đẩy sự chuyên môn hoá sớm tạo ra 3 nền văn minh cổ đại lớn nhất trg lịch sử thế giới.
4. Nguồn gốc và cách sử dụng tiền tệ
Thủa ban đầu loài người sau khi làm đủ ăn sẽ có các sản phẩm dư thừa để đem đi trao đổi. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ trao đổi đã gây khó khăn cho những người trao đổi với nhau và sự cần thiết ra đời 1 loại trung gian trao đổi sao cho thuận tiện hơn. Các khu vực có những vật phẩm đem ra làm vật ngang giá khá đa dạng từ con bò, vỏ sò, đinh gim, cá tuyết khô, thuốc lá, đường, da súc, da thuộc,… rất đa dạng. Tuy nhiên, về sau người ta phát hiện ra kim loại là dễ dàng nhất làm vật ngang giá trung gian này bởi sự tiện lợi khi sử dụng đc lâu dài và có thể tái đúc lại khi cần thiến. Từ đó các sản phẩm kim loại đa dạng đc lựa chọn làm đơn vị trung gian tiền tệ tại hầu hết các nơi. Tuy nhiên mãi tới thời La Mã đồng tiền kim loại đầu tiên mới đc ra đời và chuẩn hoá giúp mọi người giảm sự phức tạp khi nhận tiền kim loại. Quy định giá trị kim loại trong tiền ban đầu khá cao, nhưng càng về sau các vị vua càng cắt giảm đi để đúc đc nhiều tiền hơn nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của mình. Điều này đã gây hại lớn tới người cho vay vì gtri mỗi đồng tiền suy giảm mạnh so với trước đó. Sự suy giảm này làm các người cho vay (chủ nợ) mất mát nhiều hơn bất kỳ sự biến động nào khác trong xã hội.
5. Giá thực tế và giá danh nghĩa của hàng hoá, hoặc giá tính bằng lao động và giá tính bằng tiền
Sự giầu nghèo của con người phụ thuộc vào số của cải họ đc hưởng và đc tiêu dùng. Sau khi phân công lao động hình thành, người nào có kỹ năng tốt hơn tạo ra nhiều hàng hoá hơn sẽ trở lên giầu có hơn người khác.
Giá thực của mọi vật, cái mà mọi vật thực sự đòi hỏi người muốn có nó phải trả giá, đó là công việc cực nhọc và mọi điều phiền muộn để có đc vật đó. Cái mà 1 vật thực sự đồ hỏi ở 1 người đã có đc vật đó mà muốn bán nó hoặc trao đổi nó để lấy thứ khác, đó chính là lao lực và trí lực mà vật đó có thể tích luỹ cho người ấy, và vật đó cũng đòi hỏi những người khác làm như vậy.
Cái gì mua đc bằng tiền hay bằng hàng hoá tất phải ngang giá với công sức đã bỏ ra để làm cái đó. Mặc dù sức lđ là thước đo thực tế đối vs gtri trao đổi của mọi thứ hàng hoá, nhưng gtri mọi hàng hoá thường lạo ko đc đánh giá bằng lao động. Vì lao động bị phân hoá do thời gian lao động tích cực hay nhàn hạ, kỹ năng cần thiết phức tạp hay đơn giản,… nên gtri của hàng hoá thường đc xđịnh thông qua sự mặc cả và thương lượng. 1 loại hàng hoá này thường đc trao đổi và so sánh với 1 loại hàng hoá khác nhiều hơn là tính đến sức lđ bỏ ra.
Khi việc trao đổi hàng – hàng ko còn nữa, ng ta sử dụng tiền tệ làm trung gian thay thế trong buôn bán, mọi hàng hoá đc trao đổi bằng tiền. Tuy nhiên tiền (vàng, bạc) cungc giống như các hàng hoá khác bị biến động về giá cả do tình trạng khai thác, phát hiện mỏ mới, thay đổi công nghệ khai thác giúp giảm cfi khai thác,…dẫn tới sự biến động khi thì rẻ khi thì đắt, khi thì dễ mua khi thì khó mua. Hàng hoá trở lên đắt khi người ta khó mua đc or mất nhiều công sức hơn để mua và rẻ hơn khi người ta dễ dàng mua đc or mất ít công sức hơn để mua. Bản thân hàng hoá gtri ko đổi do đơn vị lđ trong đó, nhưng giá cả danh nghĩa
của hàng hoá sẽ thay đổi do cung – cầu.
Vì vậy, các khoản thu thuế, kdoanh bằng cho thuê với nguồn thu từ tiền thường bị giảm giá mạnh theo thời gian bởi tiền tệ bị mất gtri do tình trạng giảm vàng/bạc trong đồng tiêng qua thời gian, trong khi các khoản thu tính bằng hiện vật cụ thể lại giữ gtri ổn định hơn rất nhiều so với thu bằng tiền.
6. Các cấu phần của giá hàng hoá
Trong xh ban đầu, gtri lao động là thước đo gtri của hàng hoá đc lđ làm ra. Lđ càng vất vả, thời gian nhiều và kỹ năng cao thì có gtri càng cao. Sau này, 1 số ng có tích luỹ đc vốn và thuê lđ về sx, họ sẽ kỳ vọng đc hưởng lãi vốn trên đồng vốn họ bỏ ra. Đất đai sau thời gian sử dụng tự do trở thành tài sản tư nhân thì tạo ra thành phần thứ 3 trong cơ cấu gtri của hàng hoá. Lúc đó hàng hoá = lao động trực tiếp + lãi vốn + địa tô. Người lđ đc hưởng tiền công lao động, người cung cấp vốn đc hưởng lai suất và chủ đất đc hưởng tiền cho thuê đất đai. Từ đó cấu thành giá hàng hoá sau này.
Khi hàng hoá trải qua nhiều quá trình chế tạo thì phần lương và lãi vốn sẽ lớn hơn nhiều phần tiền thuê đất. Lợi nhuận khâu chế tạo sau lớn hơn khâu trước và đi kèm với vốn cần thiết cho khâu sau lớn hơn khâu trước. Tính rộng ra hạm vi quốc gia cũng sẽ bao gồm 3 cấu phần trên gồm thu nhập tiền lương người lao động, lãi vốn và tiền thuê đất. Tại các quốc gia, tổng tiền thu đc luôn lớn hơn tiền công rất nhiều vì còn phần lớn là tiền lãi vốn và tiền thuê đất. Vì vậy, các quốc gia luôn có cơ hội tăng trưởng nếu tỷ lệ lao động cao lên, năng suất lđ cao hơn để thúc đẩy lương cao hơn.
7. Giá tự nhiên và giá thị trường của hàng hoá
Trong xh có tỷ suất trung bình về tiền lương và lợi nhuận trong việc sử dụng lđ và vốn. Tỷ suất này đc điều chỉnh 1 cách tự nhiên, 1 phần bởi hoàn cảnh chung của xh, như sự giầu có hay nghèo nàn, tình trạng tiến bộ, tăng trưởng hay suy thoái, và 1 phần bởi tính chất riêng của rừng công việc làm ăn.
Trong xh cũng có 1 tỷ suất trung bình về tiền thuê đất, tiền hày đc điều chỉnh 1 phần bởi hoàn cảnh chung xh nơi đất đai đc sử dụng, 1 phần bởi độ phì nhiều, mầu mỡ tự nhiên hoặc nhân tạo của đất đai.
Khi hàng hoá đc bán đúng với tỷ suất tự nhiên của lao động, vốn, đất đai thì hàng hoá đc bán với giá gọi là giá tự nhiên. Giá tự nhiên này tương đương với giá vốn bình quân của hàng hoá trên thị trường.
Khi giao dịch, giá cả hàng hoá có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng giá hàng hoá tự nhiên này. Giá thị trường này bị chi phối bởi quy luật cung – cầu và sẽ dao động quanh giá tự nhiên của hàng hoá đó. Khi hàng hoá vượt nhu cầu thực tế, giá cả sẽ giảm mạnh và người lao động rời đi, vốn rút bớt, đất đai đc rút ra làm cung giảm và mặt bằng giá đc thiết lập lại quanh mức giá tự nhiên của nó. (Ngày nay ta gọi là quy luật hồi quy về mức trung bình). Ngược lại khi cầu > cung lao động sẽ đổ xô đến, vốn đc tăng mạnh cho sx và đất đai đc bổ sung vào làm sau đó giá cả hàng hoá giảm về mức trung bình của nó.
Mặc dù cầu ko đổi nhưng do sự mất cân đối của cung, đôi khi quá thừa đôi thi lại thiếu dẫn tới giá cả thực tế của hàng hoá sẽ có sự biến động mạnh. Các biến động về giá hàng hoá thường tác động mạnh tới cấu phần tiền luoeng và lợi nhuận vốn trong giá hàng hoá mà cấu phần tiền thuê đất it có sự thay đổi. Mặc dù giá biến động ngẫu nhiên và thường nhanh chóng quay về giá tự nhiên, nhưng đôi khi có 1 sự kiện nào đó, 1 thiên tai nào đó, luật lệ nào đó có khả năng giữ giá thị trường trong 1 thời gian khá lâu dài, và cao hơn nhiều so với giá tự nhiên. Ví dụ như các phát minh sáng chế đc giữ kín và truyền lại qua nhiều thế hệ của gia đình đã phát minh ra, đất đai đặc thù có thể gieo trồng loại cây đặc thù như nho tại Pháp, hay các quy định đào tạo khắt khe của nhà náy tuyển dụng công nhân sẽ tạo ra cho họ mức giá cao hơn giá tự nhiên trong thời gian rất dài. Mức giá trên giá tự nhiên có thể kéo dài rất lâu, nhưng mức giá dưới giá tự nhiên sẽ ko thể kéo dài quá lâu vì các cầu phần tham gia sẽ nhanh chóng bỏ đi khi giá dưới giá tự nhiên từ đó nguồn cung suy giảm và giá tự nhiên nhanh chóng đc thiết lập lại.
8. Tiền công lao động
Tiền công lao động đc tính với những người đi làm thuê cho chủ đất, làm thuê cho người bỏ vốn ra mà ko tính cho những người tự lao động , tự bỏ vốn kdoanh do tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ lao động đi làm thuê.
Mqh giữa chủ và người làm thuê luôn là điều dai dẳng ko bao giờ chấm dứt. Người chủ luôn muốn giảm tiền lương lđ còn người làm thuê luôn đòi tăng lương. Người lđ thường liên kết công khai lại với nhau đòi tăng lương và khá ầm ĩ, mặc dù đông nhưng thường tiếng nói của họ ko có quá nhiều gtri do họ thường ko đủ tiền để sinh sống lâu dài nếu ko đi làm nên thời gian của họ rất ngắn và họ thường phải nhanh chóng đi làm lại dù rất quyết tâm biểu tình bãi công đòi tăng lương. Ngược lại, giới chủ thường liên kết ngầm với nhau để hạ lương, họ có thể chống chịu với các đợt bãi công, biểu tình tốt hơn nhờ vốn tích luỹ từ trước và thường giành chiến thắng vs tầng lớp lao động làm thuê.
Tiền lương của ng lđ, ngoài việc để nuôi sống anh ta còn cần để nuôi gđình anh ta. Người vợ cơ bản còn chăm sóc con cái nên chỉ đủ nuôi bản thân. Vì vậy, tiền lương phù hợp thường phải cao gấp 3 lần mức tiêu dùng tối thiểu cho bản thân anh ta để có thể nuôi con cái của họ.
Khi quỹ dùng trả lương gồm thu nhập dư ra so với mức cần thiết để sinh sống và tiền vốn dư ra so với số vốn cần thiết để thuê người làm cho chủ. Sự gia tăng này sẽ kéo theo nhu cầu thuê thêm người tăng, sự khan hiếm lao động làm người chủ sử dụng phải tăng tiền lương và tự phá vỡ cam kết ngầm giảm lương của họ. Tại các nc có nền kt đang tăng trưởng mạnh là những nc thu nhập tăng nhanh và lương cao hơn so với những nc có nền kt trì trệ đi ngang dù nc đó giầu có hơn nc đang phát triển. Cuộc sống của ng lđ sẽ thoải mái nhất trong môi trường nền kt nc đó tăng trưởng mạnh mẽ vì nó kéo theo thu nhập gia tăng nhanh chóng cho ng lđ. Tiền công lđ ko tăng cũng là nguyên nhân gây ngược lại làm giảm khả năng tăng trưởng của quốc gia. Như TQ trong vòng 500 năm từ khi Marco Polo khám phá ra TQ tới lúc Smith viết cuốn sách này thu nhập thực tế ng dân ko gia tăng mấy, nền kt gần như tĩnh lặng suốt thời gian dài dù người nông dân TQ là những người làm việc chăm chỉ nhất thế giới. Quỹ tiền công bị suy giảm, dân số gia tăng đều đặn đã làm thu nhập thực tế tại đây suy giảm khác biệt so với tốc độ tăng dấn số và quỹ tiền lương vũ bão của bắc Mỹ.
Sự đền bù lao động sứng đáng sẽ kích thích ng lao động hăng say với nhiều kỹ năng kỹ thuật tinh xảo hơn, năng suất lđ cao hơn và hiệu quả hơn, từ đó lại kích hoạt ngược lại thu nhập của người lđ tạo ra vòng tròn phản hồi tích cực hơn. Tuy nhiên, người lđ có thể làm việc quá sức dẫn tới tổn hại sức khoẻ làm việc lâu dài. Ở vùng nông thôn, người lđ lại có thể phản ứng ngược lại chỉ làm 4/7 ngày vì thu nhập 4 ngày đủ ăn cả 7 ngày và không làm việc thêm là các hệ luỵ. Việc quy định giới hạn lương khi đó để tránh lđ làm quá sức a/h sức khoẻ lẫn lđ lại bỏ việc chỉ làm trong vài ngày gây khó khăn cho công việc kdoanh.
Trong những năm giá cả rẻ đã thúc đẩy người chủ thuê thêm nhiều lđ hơn cho sx, kdoanh để mong kiếm đc nhiều lợi nhuận hơn. Nhu cầu thuê người tăng, trong khi đó số ng xin việc giảm thực tế đã giúp tiền lương tăng cao hơn. Trong khi ngược lại, khi giá cả đắt đỏ, người tự kdoanh nhỏ thường thua lỗ phá sản và phải đi làm thuê trở lại làm cung lđ tăng mạnh trong khi quỹ lương lại giảm, càng nhiều người hơn chấp nhận mức lương thấp hơn miễn có công việc làm tạo ra sự giảm lương trong những năm đắt đỏ. Đó là cách mà ngày nay ta gọi là “lạm phát” vận hành tác động lên thu nhập người lao động. Các chủ thuê lđ có lợi thế quyền lực hơn rất nhiều vào những năm đắt đỏ và yếu thế hơn trong những năm giá cả rẻ mạt.
9. Lợi nhuận của tiền vốn
Tuỳ theo biến động lãi suất trên thị trường sẽ tác động tới lợi nhuận trung bình của tiền vốn. Trước đây từng có nhiều quy định cấm ko đc cho vay quá 10% nhưng thực tế rất khó cấm bởi nhu cầu vay là ko thể thay đổi, họ sẽ tìm đến nơi có nguồn vay dù lãi suất rất cao hơn quy định và tín dụng đen ra đời từ rất sớm và dai dẳng khó có thể cấm đoán đc. Tại tp, tiền vốn dư thừa nhưng cfi lao động cao dẫn tới lương cao nhưng lợi nhuận vốn thấp. Tại các vùng quê khi người có vốn ít nhưng lđ lại dư thừa làm lương lao động thấp nhưng lợi nhuận tiền vốn lại gia tăng cao. Các nc càng phát triển cao và giầu có thì lãi suất càng thấp và lợi nhuận vốn cũng thấp theo. Các vùng đất mới, thuộc địa thường có ls rất cao do cfi mua đất rất thấp và tạo cho đk có siêu lợi nhuận cân bằng vs lãi suất quá cao ở các nc kém phát triển. Việc động quyền tạo ra lợi nhuận cao cũng thường kéo theo lãi suất cao, sự lỏng lẻo của luật pháp trong thực hiện pháp luật dẫn tới thu hồi vốn khó khăn cũng buộc người cho vay đòi hỏi lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro của mình tạo ra lãi suất cao. Trong khi tiền công lai động chỉ đóng vai trò lãi đơn trong cfi hàng hoá sx, thì tỷ lệ lãi yêu cầu lại đóng vai trò lãi kép nên cfi và giá hàng hoá. Khi qua mỗi khâu người sx yêu cầu 1 mức lãi cần thiết chúng sẽ kép lên nhiều lần khi hàng hoá bán ra tới người tiêu dùng và nó lại tạo ra cấu phần chính trong giá thành hàng hoá thực sự.
10. Tiền công và lợi nhuận trong các cách sử dụng lao động và vốn
5 yêu tố chính đã cấu thành 1 khoản thu nhập nhỏ bằng tiền ở 1 số cv và đối lại là 1 khoản thu nhập lớn ở cv khác:
– Sự dễ chịu hoặc nặng nhọc của cv: các c nhẹ nhàng thường có thu nhập thấp hơn cv nặng nhọc, bẩn thỉu, khó khăn
– Sự dễ dàng và rẻ tiền hoặc sự khó khăn và đắt tiền khi học việc: nhiều cv ko thật sự khó khăn hơn nhưng do cfi đào tạo cao nên ng ta yêu cầu mức thu nhập cao hơn để bù đắp lại cfi đào tạo cao đó. Nhue thợ kim hoàn, thợ chế tạo thời đó hay phi công lái máy hay hiện nay.
– Tính lâu dài hoặc sự bấp bênh của cv: các cv thời vụ ngắn hạn thường đòi hỏi thu nhập cao hơn vì có nhiều thời gian thất nghiệp và họ đòi hỏi thu nhập cao bù lại thời gian đó.
– Cần độ tin cậy nhiều hay ít đối với ng thực hiện cv: thợ kim hoàn nữ trang thươngg thu nhập cao hơn các thợ khác vì họ xly hàng hoá có gtri lớn và người ta trả con cho sự cẩn trọng này, hay thầy thuốc cần uy tín cao và người ta trả cao cho điều đó
– Khả năng thành đạt or ko thành đạt trg cv: nhiều người học nghề bác sỹ, nghề luật sư rất tốn kém nhưng số luật sư thực sự thành công là rất ít, có thể là tỷ lệ 20:1 và người thành công thường có thu nhập cục kỳ cao vì họ bù cho 19 người còn lại ko thành công. Các cv có xs thành công rất thấp nhưng khi thành công đc thưởng vô cùng hậu hĩ cungc kích thích rất nhiều ng tham gia mù quánh như gia nhập quân đội với mong ước thành tướng quân dù thu nhập thấp hơn lđ trung bình, đánh xổ số với hi vọng đổi đời dù giá tấm vé cao hơn nhiều so với xs trúng của nó,…
Trong cách sử dụng vốn, tỷ suất lợi nhuận trung bình sẽ phụ thuộc vào tính chắc chắn theo thu nhập. Thu nhập trg nc chắn chắn hơn nc ngoài, nc này chắc chắn hơn nc khác. Trong 5 yếu tố làm thay đổi tiền công lao động, có 2 yếu tố tác động tới lợi nhuận tiền vốn là cv kdoanh thoải mái hay nặng nhọc và có nhiều rủi ro hay an toàn.
Tại các vùng quê, dù tỷ suất lợi nhuận lớn nhưng kdoanh nhỏ nên nhu cầu vốn thấp dẫn tới gtri truyệt đối nhỏ và rất khó phát triển kdoanh thêm nữa. Trong khi tại tp dù tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng cơ hội mở rộng kdoanh lớn không ngừng nên số tuyệt đối rất lớ và liên tục gia tăng. Vì vậy những người kdoanh vốn giầu rất chủ yếu kdoanh tại các thành thị dù tỷ suất lợi nhuận ở đây thấp hơn nhiều.
Tại Châu Âu khi đó, các quy định ngặt nghèo về thời gian học nghề tối thiểu và số lượng người được nhận tối đa đã hạn chế đáng kể sự tham gia thị trg lđ nhằm bảo vệ mức tiền lương cao cho các hiệp hội ngành nghề. Điều này đc kéo dài cho tới ngày hay khi các quy định yêu cầu chứng chỉ hành nghề, bằng câpd chuyên môn đề ra nhằm ngăn cản sự cạnh tranh tự nhiên trong đó. Từ đó, các ngành nghề tạo ra sự khan hiếm hàng hoá giả tạo, nhưng mặt tiêu cực là họ cũng phải chấp nhận những hiệp hội ngành nghề khác làm tương tự với hàng hoá của họ và tạo ra thị trg thiếu cạnh tranh tự do tổng thể trong nền kt và ngăn cản sự phát triển và phồn vinh của dân tộc. Trên phạm vi 1 dân tộc, sự ksoat này giúp các thành phố thu đc lợi nhuận lớn nhất và ngày càng giầu lên nhờ sự nâng giá độc quyền, sự nghèo đói đc đẩy về vùng nông thôn nơi ko có các hiệp hội thông qua giá nông sản. Mặc dù nghề nông ko hề dễ thực hiện nhưng do nông dân phân tán ở địa lý xa nên ko thể tạo thành nghiệp đoàn lớn dẫn tới ko thể tạo ra đc nhóm phường hội độc quyền ksoat như ở thành thị và họ là đối tượng bị chèn ép, số người giầu lên ở thành thị nhiều gấp 100 lần so với ở nông thôn khi đó.
Châu âu cũng có nhiều chính sách hô trợ, học bổng, trợ cấp cho 1 số công việc như nhà giáo làm rất nhiều ng đổ xô học đặc biệt tầng lớn nghèo. Trong khi các ngành hot như bác sỹ, luật sư lại thường người giầu mới theo học đc. Và khi sự cạnh tranh cao như ngành giáo dục làm nó giảm tiền lương trong khi thầy giáo giỏi rõ ràng là ko kém gì bác sỹ hay luật sư giỏi.
Châu Âu, ngăn chặn sự giao lưu lao động tự do giữa các ngành nghề, khu vực địa lý làm a/h lớn tới sự phân bổ vốn và lao động.
11. Tiền thuê đất
Tiền thuê đất là giá phảu trả cho việc sử dụng đất, cái giá này thường cao nhất mà ng thuê có khả năng trả trong điều kiện đất đai hiện có.
Các loại sp của đất luôn luôn có khả năng trả tiền thuê: đất là nguyên liệu cơ bản để sx lương thực, thực phẩm và chăn nuôi. Tiền thuê đất tăng giảm theo độ phì nhiêu của đất, chi phí cải tạo đất, khoảng cách xa – gần các thành phố của khu đất đó. Tại vùng sâu xa giao thông khó khăn tiền thuê đất sẽ rất thấp, lợi nhuận lại cao và phần đó chủ yếu do tiền thuê đất rất thấp đem lại. Đất đai cũng đc chuyển đổi linh hoạt giữa trồng trọt và chăn nuôi tuỳ theo giá cả các mặt hàng của nó biến động. Mhinf chung giá cả mọi thứ đều phụ thuộc vào giá vốn của chúng. Có 1 số loại đất đặc thù sẽ có đc tiền thuê cao hơn loại khác. Nhưng nhìn chung ở mức trung bình đất troingf mía, đất trồng lúa, đất trông ngũ cốc, đất trồng nho hay đất trồng cỏ nuôi bò đều có giá trị trung bình ngang nhau.
Các loại sp của đất đôi khi mang lại, và đôi khi ko mang lại tiền thuê đất. Lương thực cho con người là 1 thứ so duy nhất của đất mà nhất thiết và luôn luôn mang lại tiền thuê đất cho chủ đất. Các loại sp khác đôi khi là có đôu khi là không mang lại tiền thuê đất. Các loại đất có chứa khoáng sản rất nhiều loại ko có giá trị tiền thuê đất vì gtri đoa ko đủ bù đắp cfi khai thác hay tiền thuế và tiền thuê đất nên chúng chỉ là tiềm năng mà ko khai thác đc. Nhiều loại đang có gtri nhưng mỏ mới phát hiện ra với cfi thấp hơn làm mỏ cũ phải đóng cửa và tiền thuê đất lại về 0. Nhiều loại đá quý ban đầu ko có gtri do ko ăn đc nhưng về sau do nhu cầu trang trí của người giầu tăng làm chúng trở lên có gtri trao đổi, cũng như sự hiếm có và khai thác khó khăn của chúng càng làm gia tăng gtri cho chúng.
Những biến động về tỷ lệ giữa gtri của loại sp luôn luôn mang lại tiền thuê đất và gtri của loại sp đôi khi mang lại và đôi khi ko mang lại tiền thuê đất: khi gtri của loại sp luôn luôn mang lại tiền thuê đất tăng lên hoặc do câc cải thiện năng suất lao động làm lương thực ngày càng nhiều hơn, con người giầu có hơn sẽ càng làm giá các sản phẩm trang trí như nhà cửa, quần áo, đồ trang sức tăng lên theo từ đó giá thuê đất của loại đôi khi đem lại và đôi khi ko mang lại tiền thuê đất tăng theo. Tốc độ tăng này dường như ko kém hơn so với loại đất tạo ra gtri.
Tại các nc càng giầu thì các vật dụng trang trí, vàng bạc, đá quý càng có gtri, tại các vùng càng hoang dã thì vàng bạc càng ko có gtri và lương thực mới là vật có gtri nhất tại đó. Giá trị của 1 mặt hàng cũng khác nhau ở các nc, các nc càng giầu thì giá hàng hoá càng cao hơn tại các nc nghèo. Nc sx bạc giá bạc sẽ rẻ hơn so với nc giầu có có nhu cầu sử dụng bạc cao. Cơ sở trao đổi bạc vs ngũ cốc là giá trị lao động trong đó và nó lại khác nhau ở các quốc gia với sự phồn vinh giầu có hay nghèo nàn lạc hậu khác nhau mà tỷ lệ này cũng rất khác nhau.
Quá trình giảm giá của hàng hoá bị phụ thuộc nhiều vào lượng cung hàng hoá. Kể cả bạc đúc tiền cũng bị giảm giá trị đáng kể khi nó đc nhập quá nhiều vào các nc phát triển. Đánh giá gtri thực tế của tiền dựa vào việc đồng tiền đó mua đc lượng hàng hoá thực tế như thế nào ngoài chợ khi người dân đi mua hàng hoá
Các loại hàng hoá sức lđ con người ko thể làm nó sản sinh ra nhiều hơn như vàng, bạc, tài nguyên khoáng sản sẽ có khả năng tăng giá vô hạn đặc biệt vàng, trong khi các loại hàng hoá sức lđ con người có thể tạo ra sẽ bị biến động mạnh trong quan hệ cung – cầu ngắn hạn. Trong khi hàng hoá đc tạo ra bởi sức lao động của con người tăng theo thu nhập thì các sản phẩm ko phải do sức con người tạo ra ngày càng tăng giá nhanh hơn so với lương thực, thực phẩm, hay các hàng hoá mà sức lđ của con người có thể tạo ra.
Các loại hàng hoá sx công nghiệp sẽ có xu hướng ngày càng giảm gtri do lao động cần thiết để sx ra ngày càng giảm đi do tự động hoá, cơ giới hoá, phân công lđ tốt hơn. Các ngành sx kim loại thô thể hiện rõ nét sưh giảm giá mạnh này trong thời gian dài. Các mặt hàng sx phụ với tư cách nghề phụ cũng đc bán với giá rẻ mạt hơn đóng góp vào sự sụ giảm giá trị của hàng hoá công nghiệp.
Mỗi sự cải tiến, đổi mới của xh đều có chiều hướng trực tiếp hay gián tiếp nâng cao tiền thuế đất thực tế, tăng thêm của cải cho điền chủ, làm cho họ có thêm khả năng thuê mướn nhân công hoặc mua thêm sp của những ng lđ khác. Cải thiện pp trồng trọt và mở rộng diện tích canh tác làm gia tăng trực tiếp của cải. Sự tăng lên của giá thực tế của các sp thô của đất đi theo bởi sự tăng lên của việc cải tiến pp trồng trọt. Việc gia tăng tạo ra vòng lặp liên tục và tiền thuê đất cũng gia tăng theo với sản lg gia tăng trên đất.
Các cải tiến về năng suất lđ có xu hướng trực tiếp làm giảm giá hàng công nghiệp và nâng tiền thủe đất thực tế 1 cách gián tiếp. Ng chủ đất sử dụng số tiền bán sp thô mua sp công nghiệp đc nhiều hơn, từ đó gtri sp thô tăng tương đối và tiền thuê đất cũng tăng theo.
3 tâng lớp: người sống bằng tiền thuê đất – người sống bằng tiền công lđ – người sống bằng lợi nhuận tạo ra 3 tp cấu tạo lên của cải của của quốc gia và xh văn minh. Người sống bằng tiền thuê đất là có cuộc sống an nhang nhất do ko phải chịu quá nhiều rủi ro. Người sống bằng tiền công lđ sẽ sống tốt với nền kt đang phát triển và đủ sống khi nền kt đứng im cũng như đói khát khi nền kt rơi vào suy thoái. Tiền công lđ cao nhất tại nơi mà nền kt tăng trưởng mạnh mẽ chứ ko phải nơi giầu có mac nền kt ổn định tĩnh lặng. Tầng lớp sinh sống bằng lợi nhuận là các ông chủ sử dụng vốn kdoanh, họ thuê đất, thuê nhân công lđ, sx. Tỷ suất sinh lợi của nhóm này lại cao nhất khi nền kt sa sút trái ngược với 2 tp trên. Họ yêu thích sự độc quyền, các loại luật bảo hộ ngành nghề cái mà gây hại cho xh nói chung.
II. Quyển II: Tính chất của vốn, tích luỹ và sử dụng vốn
Theo bản chất, việc tích luỹ vốn xảy ra trước cả việc phân công lđ, và việc phân công lđ càng đẩy nhanh việc tích luỹ vốn và tạo thành vòng lặp phản hồi tích cực kéo theo tích luỹ vốn nhiều hơn, năng suất lđ cao lên,…
12. Phân chia vốn
1 người lđ bình thường sẽ chỉ đủ vốn chi tiêu cho cuộc sống gđình họ mà ko có vốn để đtu. Nhưng người khác sẽ có nhiều vốn hơn và họ chia ra làm 2 phần, 1 phần chi tiêu hàng hàng và 1 phần đem đi đầu tư sinh lời. Có 2 cách đem lại lợi nhuận cho phần vốn đem đi đầu tư:
– Vốn để tham gia vào mua đi – bán lại để thu đc phần lãi nào đó đc coi là vốn lưu động.
– Vốn để mua, cải tạo đất đai, mua máy móc, công cụ lđ đc coi là vốn cố định.
Trong các ngành nghề khác nhau yêu cầu vốn lưu động và vốn cố định là khác nhau. Với nhà buôn vốn hầu như là vốn lưu động, thợ thủ công 1 phần vốn cố định 1 phần lưu động, với dno sắp thép vốn cố định đòi hỏi cao hơn, trang trại chăn nuôi có vốn cố định lớn…
Trên phạm vi quốc gia cũng tương tự vốn đc phân chia thành 3 phần giống nhau:
– Phần vốn dùng cho chi thường xuyên: bao gồm lương thực thực phẩm, quần áo đồ đạc dự trữ trong nhà nhưng chưa dùng hết. Nó bao gồm cả nhà ở.
– Phần vốn cố định: là phần mang lại lợi tức hay lợi nhuận mà ko phải luân chuyển hoặc thay đổi chủ sở hữu. Vốn cố định này gồm: máy móc hữu ích & công cụ hành nghề làm giảm nhẹ lao động; các ngôi nhà, nhà xưởng, chuồng gia súc, kho hàng đem lại lợi tức tiền thuê; đất đai đc chăm sóc có những công trình sinh lợi như tưới tiêu, hàng rào bao quanh, bón phân, tạo đk trồng trọt; tài năng của người dậ trong xã hội, chi phí đào tạo kỹ năng lao động
– Phần vốn lưu động: đặc điểm chủ yếu của nó là mang lại lợi tức chỉ khi chuyển quyền sở hữu. Nó cũng bao gồm 4 loại sau: số tiền mà nhờ đó 3 khoản khacd đc luân chuyển & phân phối cho những ng tiêu dùng thích ứng; dự trữ lương thực, thực phẩm nằm trong tay người bán thịt, người chăn nuôi trâu bò, chủ trang trại, người trồng ngũ cốc, ng nấu rượu,… và họ trông chờ thu đc lợi nhuận từ việc bán các thứ đó; các nvl, dù ở dạng thô hay tinh, quần áo, đồ đạc trong nhà mà có nhu cầu bán đi thu lợi; các sp hoàn chỉnh, nhưng vẫn nằm trong tay người buôn bán hay ng sx.
Vốn cố định luôn luôn đc rút ra từ vốn lưu động và vốn lưu động đc bổ sung qua sx-kdoanh.
13. Tiền đc coi như 1 phần đặc biệt trg tổng số vốn của xh or cfi nhằm bảo toàn vốn quốc gia
Vai trò của tiền vàng dần dần bị tiền giấy và tín dụng thay thế. Khi sử dụng tín dụng, người ta có thể mở rộng kdoanh nhiều hơn số tiền họ có. Thay vì tiền đc tích trữ tại cơ sở kdoanh và ko đem lại lợi nhuận, người ta sử dụng các giấy thế chấp thanh toán qua hệ thống ngân hàng giúp gia tăng tiền đưa vào kdoanh, có thể thuê thêm người làm, mua thêm máy móc,… tuy nhiên số lg tiền giấy pháp hành phải ko vượt quá số lg vàng, bạc có tại nc đó. Nhờ uy tín của ngân hàng mà tiền lưu thông thực tế chỉ chiếm 10-20% so với tổng tiền danh nghĩa và nó giúp ng kdoanh giảm thiểu cfi cầm tiền mặt.
Việc theo dõi số tiền trả định kỳ của khách hàng sẽ xđịnh đc khoản tiền vay có vượt quá khả năng của người vay hay không, ngân hàng thường ko thể và ko dám cho vay toàn bộ nhu cầu vốn của người đi vay, lãi vốn của phần lưu động thường nhiều hơn phần lãi vốn cố định rất nhiều. Dù đánh giá tỉ mỉ thận trọng tới đâu thì lãi vốn cố định (để đtu tscđ) cần rất nhiều năm và ko phù hợp với lợi ích kdoanh của ngân hàng.
Các chứng khoán đc chiết khấu ngắn hạn từ nhiều nhà buôn khác nhau và cùng ký xác nhận trên đó. Tuy nhiên, theo quy định nếu 1 mắt xích trong chuỗi đó là phá sản nếu chứng khoán tới phiên họ phải thanh toán mà họ ko thanh toán đc. Chuỗi phản ứng dây truyền này cũng có thể xảy ra và ngay phá sản hàng loạt cả chuỗi. Vì thời hạn cầm cố ngắn làm các nhà buôn tin vào trò chơi may rủi rằng mình sẽ thoát ra đc trước khi phá sản xảy ra. Điều này khá giống mô hỉnh chuỗi tài chính ponzi corp bond hiện nay khi đại đa số các cty dòng tiền ko đủ trả lãi trái phiếu chứ chưa nói tới trả gốc trái phiếu.
Việc tái chiết khấu giấy tờ có giá này là thủ đoạn rút ruột thường đc dùng bởi các người vạch dự án từ tiền của ngân hàng đặc biệt các giấy tờ khống nhằm rút tiền ngân hàng phục vụ cho ho thay vì ngân hàng tái chiết khấu giấy tờ coa giá thực giữa chủ nợ và con nợ. Khi chủ ngân hàng phát hiện ra thường quá muộn và họ ko thể dừng ngay lập tức vì có thể gây phá sản cho cả con nợ lẫn họ, họ sẽ rút ra từ từ bằng cách gây khó khăn thanh toán để con nợ chuyển qua ngân hàng khác hay tìm nguồn vốn vay khác tránh cho bản thân phá sản.
Tại Scotland, sản sinh ra mô hình ngân hàng TW với mô hình chấp nhận chiết khấu mọi giấy tờ có giá mọi ng mang đến đây. Họ đã cho vay 800k bảng với số vốn 200k bảng và lãi suất cho vay cố định 5%, họ đc 5%/200k bảng vốn có phải ký phát vay 600k bảng với lãi suất 7%/năm và chỉ sau 2 năm đã thua lỗ nặng nề phá sản. Việc ko tự qđịnh đc in tiền đã làm mô hình này phá sản nhanh chóng.
Ngân hàng TW Anh ra đời từ đạo luật ngày 27/7/1694 và là nh tư tư nhân hoạt động độc lập như 1 ngân hàng tm thông thường nhưng đc đặc quyền về với hối phiếu bộ tài chính Anh, ứng trước tiền cho cp và ksoat tiền lưu thông trên thị trường. Ngân hàng Anh có công lớn chuyển tiền vàng, tiền bạc nằm chết sang tiền giấy giúp khơi thông dòng tiền trg kdoanh biến nc Anh nhanh chóng vươn lên cường quốc số 1 thế giới suốt mấy trăm năm cho tới đầu thế kỷ 20. Khi tiền giấy chỉ có mệnh giá lớn thì thường chỉ hoạt động trong nhóm nhà buôn với nhau và tiền vàng, tiền bạc vẫn đc sdung rộng rãi. Khi tiêng giấy càng có mệnh giá nhỏ thì tiền vàng, tiền bạc càng ít đc sử dụng và nhu cầu kim loại thấp đi. Gtri của tiền giấy đc đảm bảo bằng tiền vàng, tiền bạc và có thể đổi sang bất kỳ lúc nào tại giá tương đương (chế độ bản vị vàng). Ban đầu việc quy định tiền pháp định ko có vàng hậu thuẫn đều thất bại hoàn toàn bởi sự thiếu tin tưởng về gtri vàndo uy tín thấp của chính phủ các nc. Việc mở cửa thị trg ngân hàng giúp thúc đẩy ngành phát triển tốt lên, an toàn hơn do các chủ ngân hàng phải đảm bảo an toàn tài chính cho ngân hàng mình nhiều hơn bởi sự cạnh tranh trên thị trường.
14. Tích luỹ tư bản hay lao động sản xuất và lao động phi sản xuất
Lđ sx là những lđ trực tiếp tạo ra của cải cho xh trong khi lđ phi sx sẽ ko trực tiếp tạo ra của cải cho xh mà chủ yếu tiêu dùng của cải mà lđ sx tạo ra. Lđ phi sx rất nhiều như các cơ quan chính phủ, tăng lữ, giáo hội tôn giáo, người đầy tớ trong nhà, quân đội, luật sư, bác sỹ, nhà văn, nhà báo, vận động viên, cầu thủ, nhạc sỹ, nghệ sỹ, ca sỹ,…. vì vậy, tỷ lệ lđ sx và tỷ lệ lđ phi sx tại mỗi nc sẽ có ý nghĩa qđịnh sự giầu có tại mỗi nc đó.
Khi tầng lớp cai trị đất nc quá đông và chi tiêu hoang phí thì đất nc đó rất khoa tích luỹ và phát triển. Rất nhiều nc như nc Anh thời đó quy định rất chặt về chi tiêu của dân cư nhưng chính các tầng lớp cai trị quý tộc lại ăn chơi tiêu dùng xa xỉ làm giảm tích luỹ xã hội cho đtu mở rộng kdoanh.
Số vốn tăng lên theo mức độ của cải đc làm ra, nhưng chúng tăng do sự tiết kiệm chi tiêu hàng ngày. 1 người muốn ngày càng giầu có hơn thì cần tk chi tiêu các sản phẩm tiêu dùng mà dùng hết trong ngày đó vì khi đó làm đc bao nhiêu anh ta tiêu hết bấy nhiêu ko đóng góp cho sự gia tăng của cải xh, anh ta cần tiết kiệm chi tiêu ít hơn thu nhập và tái đầu tư phần tiền này vào đtu thuê thêm nhân công hay đất đai phục vụ mục đích mở rộng sx kdoanh. Việc mua hàng hoá lâu bền sẽ giúp anh ta ngày càng giầu lên còn mua các đồ tiêu dùng ngày ngày với thói ăn tiêu xa xỉ hoang phí sẽ dẫn anh ta tới phá sản trong tương lai dù giầu tới đâu chăng nữa. Từng người dân tự chịu trách nhiệm về cách chi tiêu – tiêt kiệm đóng góp cho xh của mìn, nhà nc phải chịu trách nhiệm tiết kiệm chi tiêu hoang phí để tranha suy giảm vốn đtu cho xh.
15. Tiền vốn cho vay lấy lãi
Khi những người có vốn nhưng ko muốn tự thuê người để tự kdoanh họ sẽ đem vốn đi kdoanh bằng cách cho người khác vay và thu 1 phần tiền lời để bù đắp mức lợi nhuận bình quân xh + rủi ro họ phải chịu. Người đi vay thường sử dụng tiền vào 2 mục đích là kdoanh sinh lời hoặc tiêu dùng cá nhân. Xét về mặt nhận thức, người có tiền chỉ nên cho người thận trọng, tiết kiệm trg kdoanh vay để sx-kd thu lợi chứ ko nên cho những người hoang phí vay tiền để tiêu dùng cá nhân. Những người thận trọng và sử dụng tiền cho mục đích kdoanh chỉ chấp nhận lãi suất ở mức vừa phải và để họ đạt đc mức lợi nhuận tối thiểu bằng bình quân xh, chỉ những người tiêu xài hoang phí và đầu cơ mới chấp nhận mức lai suất cao hơn mức bình quân. Những kẻ đi vay để phục vụ mục đích tiêu xài hoang phí sớm muộn cũng đi đến con đường phá sản và ngân hàng tích cực cho vay này cũng phá sản theo họ.
Việc lãi suất cho vay giảm ở các nc giầu có phát triển là do trong qtrinh kdoanh tiền vốn cho vay tăng mạnh kéo theo ls cho vay giảm. Khi tiền vốn cho vay tăng, hàng hoá sx nhiều hơn tất yếu kéo theo giá cả giảm và lợi nhuận bình quân giảm. Dần dần kéo theo sự khoa khăn khi tìm ra một kênh đầu tư cho vay thu lợi lớn mới. Cuộc cạnh tranh gay gắt này kéo theo người sx phải giảm giá sp, điều kiện vay dễ dàng hơn. Cái giá của lợi nhuận trên vốn giảm là kéo theo lãi suất cho vay giảm theo tương ứng.
Lãi suất giảm ko phải do việc tìm thấy các mỏ vàng, mỏ bạc mới làm giảm gtri của tiền vàng, tiền bạc. Lạm phát xảy ra khi số tiền đưa vào lưu thông nhiều hơn gtri hàng hoá đc sx ra. Điều này làm gtri danh nghĩa tăng lên nhưng gtri ko hề thay đổi, ng ta trao đổi với số tiền nhiều hơn để thu về gtri ko thay đổi so với trước đây. Ngược lại giảm phát xảy ra khi sx tiếp tục tăng mà ko có thêm tiền mới đưa vào lưu thông. Điều này làm tiền lương và giá danh nghĩa giảm dù gtri gia tăng lên. Điều này làm lợi nhuận trên vốn giảm mạnh cả trên danh nghĩa và thực tế, tiền lãi cho vay giảm, lãi cho vay luôn luôn đc so sánh với lợi nhuận chung của tiền vốn.
Tại nhiều nc quy định trần lãi suất và nghiêm cấm cho vay nặng lãi, nhưng nhìn chung các quy định này thiếu thực tế và khó đc tôn trọng vì nhu cầu vay luôn có và con ng sẽ tìm đủ mọi cách để có tiền cho dù lãi suất ntn đi chăng nữa nhất là những ng đầu cơ và vay tiêu xài hoang phí.
Giá đất trên thị trg thông thường phụ thuộc và lãi suất thông thường trên thị trường. Thông thường tiền thuê đất sẽ thấp hơn tiền mang đi cho vay do tính chất đảm bảo của đất cùng 1 số mối lợi đi kèm khác. Tuy nhiên nếu yield cho thuê đất quá thấp ng ta cũng từ bỏ mua đất để đem tiền đi cho vay thu lợi nhuận. Khi lãi suất là 10%, giá đất đai thường đc bán bằng từ 10-12 lần tiền thuê đất. Khi lãi suất hạ xuống 6%, 5%, 4% thì giá đất sẽ tăng lên 20, 25, 30 năm tiền thuê đất.
16. Các cách sử dụng vốn
Có 4 cách khác nhau để sử dụng vốn:
– Khai thác sản phẩm thô để thoả mãn nhu cầu sử dụng và tiêu dùng của xh. Tiền vốn theo cách này dùng cải tạo đất đai, đẩy mạnh trồng trọt, kahi mỏ, đánh cá,…
– Chế biến sp thô để phục vụ nhu cầu sử dụng và tiêu dùng trước mắt của mọi người. Vốn vào ngành công nghiệp để chế biến sp thô
– Vận chuyển sp thô or đã chế biến từ các nơi có sẵn và nhiều đến những nơi cần dùng các loại sp đó. Các sp đã đc chế biến đc những ng bán buôn phân phối đi khắp nơi trg nc
– Đem chia các sp thô or sp đã chế biến đó thành những gói nhot để đem bán lẻ cho ng mua. Các chủ cửa hàng bán lẻ các sp đã đc chế biến đến tay ng tiêu dùng.
Nguồn vốn sử dụng có mqh mật thiết vào 4 loại hình kdoanh trên. 4 ngành chính trên đóng góp vào gia tăng hàng hoá lưu thông và làm gia tăng của cải của các quốc gia, dân tộc.
Lợi nhuận của người chủ trại, người sx chế tạo, ng bán buôn, ng bán lẻ hàng hoá đềunđc rút ra từ giá của các hàng hoá mà 2 loại ng đầu làm ra, và 2 loại ng sau mua và đem bán. Vốn phân bổ cho sx nông nghiệp – chế tạo công nghiệp – xuất khẩu không bao giờ có thể tối ưu. 1 nc ko thể nào cùng 1 lúc thúc đẩy phát triển cả 3 lĩnh vực đó đc mà cần có sự ưu tiên lựa chọn lĩnh vực phù hợp để phát triển. Trong 1 đời người tại nc phát triển như Châu Âu ko tìm ra ai có thể làm giầu từ nông nghiệp trong khi làm giầu tư sx công nghiệp và ngoại thương lại rất nhiều và khá dễ dàng để đạt đc. Vì vậy, các lời động viên cải tạo đất đai, đất đai phì nhiêu mầu mỡ để làm giầu là thiếu thực tế và ko thể chức minh đc sự đúng đắn.
Quyển III. Mức độ giầu tăng trưởng khác nhau ở các dân tộc
17. Tăng trưởng tự nhiên của sự giầu có
Cư dân thành thị và cư dân nông thôn có mqh khăn khít vs nhau, nông thông cung cấp nguyên liệu thô cho thành thị sx công nghiệp, thành thị cung cấp lại cho nông thôn 1 phần sp công nghiệp thông âu tiền tệ or chững cừ, hối thiếu nào đó thay cho tiền. Cư dân thành thị càng đông đúc, giầu có càng có lợi cho nông thôn để tiêu thụ sp thô của họ. Người thành thị ngoài tiêu dùng của nông thôn còn tiêu dùng các sp của quốc gia khu vực khác và kdoanh chế tạo công nghiệp có sự rủi ro hơn kdoanh nông nghiệp bởi sự cạnh tranh cao hơn, trong khi tại nông thông các đk sống cơ bản đc đảm bảo từ đồn điền cho ng dân và phần thừa ra để trao đổi các sp ko thiết yếu nhất.
Quá trình hình thành thành thị cũng bắt đầu từ nông thôn khi những ng hỗ trợ nông nghiệp như thợ rèn, thợ mộc, nghề sửa chữa xe bò, nghề đúc, nghề xây, nung gạch, thuộc da,… từ đó nhóm này hình thành nên thành thị để tiêu thụ và trao đổi vật liệu thô và thành phẩm với khu vực nông thôn. Theo tiến trình phát triển tự nhiên của xh, xh nên đi từ nông nghiệp – chế tạo hàng hoá công nghiệp – ngoại thương. Tuy nhiên, vẫn có 1 số nc có sự nhẩy vọt về ngoại thương từ đó kích thích ngược lại nông nghiệp – công nghiệp phát triển theo. Model Việt Nam hiện nay học tập các nc Đông Á là mô hình này, mô hình này thực ra đã có ở 1 số tp phát triển nhất tại Châu Âu từ hơn 300 năm trước.
18. Nông nghiệp bị trì trệ ở Châu Âu cổ đại sau khi đế quốc La Mã sụp đổ
Thủa sơ khai, kt Châu Âu bị tri phối bởi chế độ nô lệ, chế độ này người lđ ko có bất kỳ quyền sở hữu nào nên họ thường ăn nhiều làm rất ít chỉ vừa đủ nuôi bản thân. Chế độ này ko tạo ra đc động lực sx cho xh và chủ đất cũng chẳng kiếm đc là bao từ những người nô lệ họ sở hữu. Sau đó chế độ nông nô với việc người nông dân đc giữ lại 1 chút sản phẩm vẫn ko thể tạo ra động lực phát triển nông nghiệp tại đây. Sau đó người dân đc giải phóng tự do, họ thuê ruộng đất và phải trả 1/10 sản lg cho thuế của nhà vua, 1/2 cho chủ đất cũng ko thật sự tạo ra động lực lđ chính. Các mô hình này tỏ ra yếu kém so với mô hình thu địa tô tại các nc trông lúa nc ở Châu Á mà đại diện là TQ khi chính sách địa tô cố định đã kích thích ng nông dân lao động sáng tạo để đc giữ lại phần lương thực vượt trên địa tô và tạo ra đế quốc Trung Hoa giầu có nhất thế giới tới tận giữa thế kỷ 19. Các chinh sách sở hữu tư nhân ruộng đất chỉ kích thích chủ sở hữu đất đai tự cải tạo đất đai chứ ko thể khiến ng thuê đất cải tạo đất đai để gia tăng năng suất lđ.
19. Các thành thị mọc lên và phát triển sau khi đế quốc La Mã sụp đổ
Khi đế quốc La Mã sụp đổ, các chủ đất ở trg các lâu đài nằm trong diện tích đất của họ. Thành thị là nơi những nhà buôn, thợ máy ở và địa vị ko khác nhiều so với nông nô ở nông thôn. Dân thành thị khi đó thường đem hàng hoá lang thang đi khắp nơi để tiêu thụ sản phẩm và bị đủ loại thuế đánh lên hàng hoá họ đem qua các khu vực để kdoanh. Dù vậy, các cư dân thành thị là những ng đầu tiên đc hưởng tự do khi đc sự ưu đãi của các vị vua khi giải phóng họ khỏi tình trạng nô lệ và bị các chủ đất qđịnh vận mệnh. Họ đc sở hữu tài sản riêng, để lại thừa kế cho con cái, tự qđịnh hôn nhân. Dân thành thị bên cạnh sử dụng hàng hoá từ nông thôn ra, tại các thành thị ven biển thuận lợi giao thương đã có sự luân chuyển hàng hoá bằng đường biển với các nc khác và tạo ra ngoại thương phát triển mạnh mẽ tại các thành thị duyên hải ven biển và các thành thị có sản lg sx nhiều thừa thãi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nó và đem đi trao đổi với các khu vực khác.
20. Thương nghiệp ở thành thị đã góp phần phát triển nông thôn như thế nào
Sự giầu có của thành thị đã kéo theo sự phát triển của nông thôn theo 3 cách sau:
– Thành thị cung cấp thị trg rộng lớn hơn cho nông thôn đẩy mạnh tiêu thụ sp, từ đó đẩy mạnh sx nc sở tại và các nc có qh buôn bán vs thành thị đó, các vùng đất ở sát thành thị sẽ đc hưởng lợi nhất do cfi vận chuyển ít nhất
– Tiền tích luỹ đc của cư dân thành thị sẽ dùng mua đất đai ở nông thôn mà phần lớn là đất đai chưa đc trồng trọt, cầy cấy. Từ đó giúp mở rộng sx ở nông thôn
– Thương mại, công nghiệp làm cho mọi ng dần dần quen với qly chật tự, aly tốt hoen, đảm bảo tự do và an ninh cho cư dân ở nông thôn mà trước đây họ bị phụ thuộc vào các chủ đất.
Tại nc ko có ngoại thương, ko có sx chế tạo tiêu dùng cần thiết, người tiêu dùng muốn mua gì cũng ko thể thì hàng hoá sx ra ở nông thôn sẽ đc tiêu dùng toàn bộ, họ dùng để nuôi 10, 100 hay 1.000 người từ hoa mầu thu đc thừa ra sau khi nuôi chính bản thân họ và gđình họ, or tổ chức yến tiệc để tiêu dùng hết số đó. Nhà có thành thị, công nghiệp chế tạo, buôn bán, dần dần nhiều sx tiêu dùng, đồ xa xỉ hình thành và người có tiền chuyển sang mua chúng thay vì nuôi hàng nghìn người ở trong nhà như trước. Đóng góp cho xh từ việc nuôi người ăn chuyển sang gián tiếp thông qua mua các sp tiêu dùng. Do chi tiêu ngày càng nhiều, các chủ đất ngày càng túng thiếu và họ thường ký các hđ cho thuê đất dài hạn vs tá điền và tạo ra sự giải phóng lđ tự nhiên cho ng nô lệ. Chủ đất dần đánh mất vị thế của mình và trở thành người dân thành thị, người buôn bán tầm thường. Thành thị đc tạo ra và thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn như vậy. Tại các nc công nghiệp kém phât triển, thường các chủ đất là nơi kế thừa từ đời này qua đời khác mà ko có sự thương mại hoá đất đai. Tầng lớp đại địa chủ tiêu xài hoang phí – tâng lớp nhà buôn – thợ thủ công tạo ra sản phẩm cho tiêu dùng hoạt động với mục đích riêng đều khá tiêu cực nhưng đi cùng nhau lại tạo ra sự cải cách ruộng đất và tăng cường trồng trọt tại khu vực nông thôn.
Luật lệ tại Châu Âu khi đó đất đai đc con trưởng kế thừa và ngăn cản việc chia nhỏ đất đai nên đất đai trở lên khan hiếm và giá mua đất trở thành giá độc quyền. Tiền thuê đấy thì ko đủ để trả lãi vay cho số tiền dùng để mua đất, đó là còn chưa tính tới tiền bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất đi kèm trên đất đó. Vì giá độc quyền, khi 1 ng rút lui khỏi kdoanh thường sẽ mua đất để dưỡng già vì sự giữ giá của đất đai, 1 ng làm mà có dòng tiền tự do cũng mua đất từ tiền tiết kiệm của mình. Đất đai ít, lại bán với giá cao tạo ra số vốn lớn bị mắc kẹt trg đất ko thể đưa vào sx-kdoanh.
Tại Bắc Mỹ, đất đai rất rẻ đã kích thích sx nông nghiệp phát triển nhẩy vọt, ruộng đất sau khi cha chết đc chia nhỏ cho các ng con tạo ra các mảnh nhỏ giao dịch sôi động, từ đó đất đai bán ko phải vs giá độc quyền và chi phia tiền thuê tương đối thấp đủ để trả lãi vay mua đất và có lời.
Các nc Châu Âu gđ đó nhìn chung đều có sự phát triển vượt bậc về thương mại từ Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý từ đó tạo ra sự phát triển vượt bậc của thành thị vượt trội so với sự phát triển chậm chạp của nông thôn dù thành thị và thương mại có giúp nông thôn phát triển đi lên dần dần.
Quyển IV. Các hệ thống kinh tế học chính trị
Kt học chính trị đc xem là ngành khoa học của 1 chính khách hay 1 nhà lập pháp; nó nhằm cung cấp cho mọi ng 1 khoản thu nhập or 1 mức sống đầy đủ và thứ 2 là, cung cấp cho nhà nc hay cộng đồng 1 khoản thu nhập đủ để thực hiện các dvu công. Có 2 hệ thống kt học ctri khác nhau về pp làm cho mọi ng trở lên giầu có. Một là hệ thống thương mại và 1 là hệ thống nông nghiệp.
21. Nguyên tắc chi phối hệ thống thương mại
Của cải gồm nhiều thứ như: tiền, vàng, bạc, đất đai, hàng hoá sx ra… nhưng người ta thường chỉ quan tâm tới tiền và vàng bạc. Tiêu chuẩn đánh giá sự giầu có hay không là dựa trên vàng bạc mà quốc gia hay cá nhân đó sở hữu. Bởi sự tiện lợi dễ quy đổi, vận chuyển của vàng bạc đã tạo ra lợi thế lớn cho tiền, nó là thước đo gtri, là công cụ của thương mại.
Smith cổ vũ mạnh mẽ cho tự do thương mại, các nc nên bỏ các hạn chế cấm đoán xk vàng bạc đi nc khác vì nó ngăn cản ngoại thương phát triển. Khi vàng bạc bị nhập quá nhiều vào 1 nc sẽ làm gtri của chúng sụt giảm và chúng sẽ bị xk ngược đi rất nhanh, rõ ràng nguyên lý kdoanh chênh lệch giá đã có từ rất lâu trước đây vẫn hoạt động tốt và tự điều chỉnh cho nền kt mỗi nc. Tiền giấy với lợi thế dễ in ấn ko phụ thuộc vào nguyên liệu thô là vàng bach ngày càng khẳng định lợi thế trong lưu thông, tuy nhiên cần ksoat chặt số lg tiền in ra tương ứng để tránh lạm phát quá mức.
Người ta vẫn thường xuyên kêu thiếu tiền, nhưng sự thiếu đó chủ yếu do việc ăn tiêu quá mức có thể gây ra chứ ko thật sự do tiền khan hiếm. Trg các gdoan tiền khan hiếm, các nhà buồn có thể trao đổi hàng hoá trực tiếp với nhau, mua bán cấn trừ nợ với nhau nhằm giảm nhu cầu tiền mặt lưu thông 1 phần giúp giảm khó khăn do khan hiếm tiền mặt. Nhưng sự thật là, tiền chỉ là vật dùng để mua hàng hoá, sự giầu có của các quốc gia do hàng hoá các quốc gia đó tạo ra lớn tới mức nào. Tiền tệ luôn luôn là 1 phần của vốn quốc gia, nhưng tiền thương chỉ cấu thành 1 phần nhỏ và 1 phần ko sinh lợi nhất của số vốn quốc gia đó.
Tiền đc mọi ng tích trữ bởi sự bền của chúng qua thời gian, trong khi đại đa số hàng hoá hỏng do thời gian nên họ ko yên tâm nắm giữ hàng hoá khi nó chưa đc chuyển hoá thành tiền.
Khi phải xuất khẩu vàng bạc hay tiền đem đi trả nợ sẽ ko đen lại lợi nhuận gì cho nhà buôn, nhưng nếu họ thúc đẩy xk đc hàng hoad trg nc đi để cân đối với tiền chi ra mua hàng hoá nhập khẩu về sẽ đem lại lợi nhuận cho họ. Các nc công nghiệp phát triển thường có lợi thế lớn khi các cuộc chiến tranh nổ ra, ngành công nghiệp là ngành hưởng lợi chính khi có chiến tranh vì nó đc sx tối đa để chính phủ mua hàng hoá, xuất khẩu nhằm thu tiền để nhập khẩu hàng hoá cân đối. Vì vậy, trong chiến tranh nổ ra ngành công nghiệp sẽ cực kỳ thịnh vượng và khi hoà bình lập lại nó sẽ suy thoái do cầu giảm mạnh. Ngành nông nghiệp ko thể làm đk cơ bản hỗ trợ cho chiến tranh bởi sự bất tiện khi vận chuyển sp nông nghiệp thô, nhu cầu nhân công sx lớn, xk khó khăn.
Ngành ngoại thương đã giúp xk các sp dư thừa trong nc và nhập khẩu các hàng hoá cần thiết về, giúp qtrinh chuyên môn hoá lđ đc thúc đảy nhanh hơn, mở rộng thị trg cho các sp trong nc, khuyến khích tăng năng lực dc, đẩy mạnh ngành nghề, nâng cao chất lượng, từ đó tăng thu nhập và sự giầu có cho quốc gia. Các thị trg tự do cạnh tranh thường phát triển tốt hơn rất nhiều các thị trg bị độc quyền tri phối. Thuộc địa Bắc Mỹ vs cạnh tranh tự do đã phát triển rất nhanh so với thuộc địa Đông Ấn bị độc quyền kdoanh hàng hoá. Chính sách giúp gia tăng giầu có ng ta tin răng nên áp dụng: xk vượt trội nk, giảm thiểu việc nk càng nhiều càng tốt và tăng nhanh càng nhiều vàng hay việc xk các sp của nền công nghiệp trg nc
Có 2 loại hạn chế nk:
– Hạn chế nk các loại hàng tiêu dùng trg nc nếu hàng hoá đó có thể tự sx đc ở trg nc, bất kể hàng hoá đó nx từ nc nào
– Hạn chế nk hàng hoá thuộc hầu hết các chủng loại từ những nc mà cán cân thương mại với nc này đang ở tình trạng bất lợi cho nc nhập hàng
2 chính sách này thương áp dụng với chính sách thuế suất cao, biện pháp bảo hộ, nghiêm cấm ngặt nghèo.
Xk đc khuyến khích bằng cách giảm thuế đối với nvl thô nhập về phục vụ sx ra sp để xk, or tiền thưởng đối với các mặt hàng xk đc nhiều, or các hiệp định buôn bán song phương có đk có lợi vs nc ngoài, or bằng thiết lập các thuộc địa để mở thị trg mới.
22. Hạn chế những hàng ngoại có thể sx ở trong nước
Chính sách bày ngày nay vẫn đc áp dụng triệt để ở mọi nc nhằm bảo hộ nền sx trong nc, cũng như sự lobby các thương nhân trg nc cho chính sách này nhằm thu đc lợi nhuận độc quyền do rào cản với hàng ngoại nhập. 1 mặt thúc đẩy sx trg nc, giá cả hàng nội địa rẻ hơn nhập khẩu nhưng hầu hết nó mang tác dụng ngược vì các dno ko chịu cải thiện chất lg sp, giá thành do đc hưởng lợi thế giá độc quyền trg nc, khi họ vẫn sx thế đã có lợi nhuận cao nên động lực cải tiến rất thấp.
Việc hanh chế này đem lại lợi ích cho 1 số ngành, 1 số ng nhưng ko chắc nó đem lại lợi ích chung cho toàn xh. Mỗi đất nc có nguồn vốn đtu giới hạn và nó đc sử dụng tốt khi làm những thứ tốt nhất mà có lợi thế riêng của nó chứ ko phải do độc quyền tạo ra lợi thế. Mỗi cá nhân sẽ vì lợi ích riêng của mình mà đtu vào lĩnh vực tốt nhất theo hiểu biết của họ mà ko phải do nhà nc điều khiển hay phân bổ vốn đtu, họ vì mục đích của riêng họ chứ ko phải vì xh. Tuy nhiên chính việc có lợi cho bản thán tất nhiên, or nhất thiết sẽ dẫn anh ta đến chỗ tìm 1 cv có lợi nhất cho xh.
– Mỗi cá nhân cố gắng sdung vốn anh ta có trg tay càng gần nhà bao nhiêu càng tốt, từ đó giúp đỡ ngành cv địa phương phát triển. Yêu cầu là lợi nhuận anh ta có đc ở mức trung bình or ko thấp hơn quá nhiều.
– Mỗi cá nhân dung tiền vốn riêng để phát triển nền công nghiệp trg nc tất nhirn đều mong muốn làm thế nào để cho ngành, nghề mình mang lại gtri lớn nhất có thể. Các luật lệ độc quyền đưa ra thường có hại vì nếu sp sx ra rẻ như hàng nhập khẩu thì luật lệ vô dụng vì chẳng ai muốn nx nữa, nếu sx đắt hơn thì luật lệ gây hại cho mọi người tiêu dùng trg nc.
Việc tự do buôn bán chắc chắn ko thể xảy ra hoàn toàn đc dù ở nc tự do thương mại nhất. Các chính sách thuế và hạn chế chỉ nên giúp tăng thu nhập mà nên tránh việc làm thiệt hại cho ng tiêu dùng, hạn chế tự do buôn bán.
23. Những hạn chế đặc biệt đối với việc nhập hàng hoá từ các nc mà cán cân thương mại với các nc đó đc coi là bất lợi
Cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc là đang xảy ra theo tình huống của chương này. Vđề này đã có từ lâu và luôn lặp đi lặp lại qua các thời kỳ và các nc khác nhau.
Áp dụng cách hạn chế đối với các hàng hoá nk từ các nc, khi thấy cán cân thương mại vs nc đó là bất lợi, là cách thứ 2 mà chế độ thương mại đề nghị sử dụng để tăng số lg vàng và bạc. Việc mất cân đối cán cân này đã lamd xảy ra nhiều lần áp thuế lên các mặt hàng của nhau giữa Anh vs Pháp, Anh – Hà La và cũng là nguồn gốc gây ra nhiều cuộc chiến tranh giữa các nc này. Tuy nhiên, việc áp thuế nhằm hạn chế thâm hụt thương mại theo Smith là vô ích, và ko có lợi cho quốc gia. Các lý thuyết thương mại luôn nói nc bị thâm hụt thương mại là luôn chịu thiệt, và nc có thặng dư đã lấy đi của cải của nc bị thâm hụt thương mại. Dù nc bị thâm hụt hay thặng du đều đc hưởng lợi trg thương mại này vì chúng cung cấp thị trg cho hàng hoá dư thừa của mỗi nc đc tiêu thụ và đem lại tiền lời cho họ. Mức độ hưởng lợi là khác nhau và nhiều hơn với nc thặng du và ít hơn với nc thâm hụt chứ ko phải là thiệt hại cho nc thâm hụt. Vì mọi người đều muốn bán hàng vào các nc giầu có nên động lực luôn là xk nhiều nhất vào nc giầu nhằm thu về vàng bạc cho bản thân, họ cố gắng tạo ra thuận lợi trg cán cân thương mại về phía mình và gây bất lợi cho nc láng giềng, tuy nhiên thực tế ko có nc nào sụp đổ ra sự bất cân đối trg cán cân thương mại.
Tuy nhiên, có 1 loạt cán cân khác mang lại sự phồn vinh hay suy sụp cho mọi quốc gia khác ko phải cán cân thương mại. Đó là cán cân giữa tổng sp hàng năm và tổng lg tiêu dùng. Nếu gtri trao đổi của sp hàng năm vượt gti trao đổi của hàng tiêu dùng hàng năm, thì tiền vốn sẽ gia tăng và xh ngày càng giầu có hơn và ngược lại. Cán cân giữ sp làm ra và số lg tiêu dùng có thể luôn luôn tỏ ra có lợi cho 1 quốc gia dù cán cân thương mại thường bất lợi cho quốc gia đó (Hoa Kỳ hiện tại đang đúng như vậy). 1 quốc gia có thể thâm hụt thương mại trong 50 năm liền nhưng của cải, sự giầu có thực sự, gtri trao đổi của sp hàng năm của đất đai và lđ đã tăng theo 1 tỷ lệ lớn hơn nhiều.
Tập II. 1 công trình nghiên cứu bản chất và nguyên nhân phát sinh của cải của các dân tộc (phần tiếp rheo của quyển IV)
24. Số tiền thuế được giảm
Chích sách giảm thuế khi xk này thường đc áp dụng dưới hình thái giảm thuế xk cho hàng hoá trg nc đem đi xk. Nó bao gồm cả hàng hoá sx trg nc đem đi xk lẫn các hàng hoá tạm nhập tái xuất đều đc hưởng lợi từ chính sách này nhằm tạo ta lợi thế thương mại lớn hơn cho đất nc. Tuy nhiên, chính sách này vô dụng với các nơi có sự độc quyền do tại khu vực độc quyền dù có giảm thuế hay ko nhà buôn cũng chỉ xk 1 hàng hoá vừa đủ để phân phối độc quyền và họ sẽ trục lợi đc thuế khi đó.
25. Tiền thưởng
Trong 1 số trường hợp, tiền thưởng nhằm trợ cấp cho 1 số mặt hàng để thúc đẩy xk ra nc ngoài nhằm đem lại cán cân tốt hơn. Vì hoạt động bán hàng dưới giá thành gây thua lỗ nếu ko có trợ cấp thương nhân sẽ rời bỏ ko kdoanh nữa. Các mặt hàng nông nghiệp ngũ cốc là sp đc trợ cấp chính gđoạn đó.
Giá ngũ cốc là giá điều chỉnh cho rât nhiều hàng hoá và tài sản khác nhau như đất đai trồng trọt, nhân công, giá gia xúc gia cầm,…chính sách thưởng này đã làm giá nguc cốc bị tăng lên đáng kể trong nc từ đó tạo ra mặt bằng giá các sp nhìn chung cao hơn so với nc khác làm giảm lợi thế cạnh tranh chung của đất nc. Ng dân nc ngoài nhập khẩu hàng hoá đc thưởng xk kia đc tiêu dùng với giá rẻ hơn ng dân trg nc phải bỏ ra để tiêu dùng. Những ng nông dân sx ngủ cốc thực tế nghĩ rằng họ đc hưởng lợi do giá danh nghĩa của ngũ cốc tăng là ko thực tế, vì cfi sx cũng tăng theo khi giá ngũ cốc trg nc tăng. Chỉ có các nhà buôn, những nhà nxk ngũ cốc là đc hưởng lợi từ chính sách này.
Sự giầu có của các quốc gia phải do sx trg nc đó qđịnh chứ ko phải do ngoại thương mà giàu có. Việc thúc đẩy phần thưởng xk chủ yếu do nhà sx trg nc muốn nâng giá sp lên khi bán trg nc nên tìm cách xk để giam sản lg bán trong nc đi nhằm giữ giá cả hàng hoa bán ra ở mức cao hơn mà thực tế nó đáng giá.
26. Hiệp ước thương mại
Khi 1 quốc gia có hiệp ước mà qua đó cho phép 1 số mặt hàng của 1 nc ngoài đc nhập vào trg nc, trong khi đó lại cấm các nc khác ko đc nhập các mặt hàng đó, hoặc miễn thuế cho các nc khác khi nhập hàng và đánh thuế rất cao nc khác sẽ tạo ra sự thuận lợi trg mậu dịch của nc đó or các nhà buôn trg nc đó đc hưởng lợi lớn từ các hiệp ước thương mại này. Quốc gia đó trở thành thị trg rộng lớn cho các nhà buôn vì hàng hoá nx bị hạn chế or bị cấm or giá rất cao do thuế và các nhà buôn sẽ kiếm đc lợi lớn từ thị trg trong nc. Họ bán hàng gần như độc quyền và có thể bán đc giá cao hơn so với khi tự do thương mại.
Các hiệp ước như vậy lại gây bất lợi cho các nc tạo ra ưu đãi đó, họ ko thể bán dưới giá thành sp, họ phải mua hàng nc ngoài với giá cao hơn so với giá cạnh tranh. Mặc dù vẫn có lợi nhưng các nc tạo ưu đãi có lợi ích rất nhỏ so với nc đc hưởng ưu đãi.
27. Thuộc địa
Lý do và động cơ thiết lập các thuộc địa mới
Thủa ban đầu tại Hy Lạp và đế quốc La Mã, việc thiết lập thuộc địa do vốn gốc các nc này có diện tích rất nhỏ và dân số liên tục tăng, đông đúc đã thúc đẩy họ chiếm hữu nhiều đất đai hơn để cử nhân khẩu tới các vùng đất đc chiếm đóng nhằm mở rộng địa bàn. Các vùng đất thuộc địa ban đầu này thường theo chế độ tự trị và chỉ bị phụ thuộc 1 phần vào đế quốc La Mã và Hy Lạp.
Việc châu Âu thiết lập chế độ thuộc địa với châu Mỹ và Ấn Độ ban đầu là do họ ngẫu nhiên tìm ra các vùng đất đó, họ tìm thấy vàng tại đây và quyết định áp đặt chế độ thuộc địa để khai thác vàng nhằm gia tăng sự giầu có cho đấy nc họ, 2 nc đế quốc sớm là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã nhanh chân chiếm lĩnh rất nhiều tại khu vực này.
Nguyên nhân phồn vinh ở các thuộc địa mới
Tại các thuộc địa, việc qly lỏng lẻo hơn tại chính quốc, đi kèm đó dân cư thưa thớt nên người dân dễ dàng có đất trồng trọt với chi phí thuế đất không có hoặc rất thấp, đất đai mầu mỡ nên đac kích thích ng dân lđ hăng say vì hầu hết của cải đều thuộc về họ. Các vùng đất càng tự do thì kt càng phát triển nhanh hơn, các vùng đất bị qly bởi cty độc quyền phát triển rất chậm chạp. Vùng đất ko bị ảnh hưởng bởi luật lệ anh trong chế độ con trưởng thừa kế cũng phát triển rất nhanh so với vùng đất bị ảnh hưởng bởi chế độ con trưởng thừa kế lạc hậu. Cư dân bản địa bị dồn đi nơi khác, người châu âu chiếm lấy đất đai, họ tổ chức cách qly như tại mẫu quốc và vùng đất bị chiếm đóng có văn hoá ko khác gì mẫu quốc, từ đó kt các khu vực này phát triển rất nhanh và nhiều nơi ko kém các tp lớn tại mẫu quốc. Bên cạnh đó, các thuộc địa cũng bị hạn chế khá lớn khi nhiều mặt hàng chỉ đc mua bán với chính quốc và bị mua đắt bán rẻ. Các mặt hàng chính quốc sx đc và dư thừa thì bị cấm nhập mà phải bán đi các nơi khác, mặc hàng chính quốc thiếu thì bị ép buộc nk vào với giá rẻ.
Các thuộc địa của Anh hầu hết đc thiết lập với hội đồng chính quyền và quyền lợi cơ bản của ng dân đc đảm bảo, ng dân đc tự do kdoanh chỉ bị áp đặt về thuế và giá cả hàng hoá thông thương. Chính quyền của ng Pháp bạo ngược hơn nhưng tệ hại nhất là các vùng đất ng Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha ksoat. Nhưng chính nhờ sự khai phá tư tưởng của những người từ Châu Âu tới định cư tại các thuộc địa Châu Mỹ đac đặt nền móng cho các nc thuộc địa phát triển mạnh mẽ về sau.
Những mối lợi mà châu âu dành đc từ việc tìm ra châu Mỹ và con đường thông thương sang Đông Ấn qua mũi Hảo Vọng
Việc tìm ra và chiếm đóng châu Mỹ đã giúp châu Âu chiếm hữu nhiều nguồn tài nguyên mới và từ đó thúc đẩy nền công nghiệp tại chính quốc. Độc quyền giúp thương mại kiếm đc siêu lợi nhuận nhưng gây tổn hại cho mọi tầng lớp khác đặc biệt tại thuộc địa. Đời sống ng dân kém đi, vốn kdoanh bi hao mòn do mua có band thấp vs đơn vị độc quyền từ đó tạo ra sự trì trệ trg kt các nc thuộc địa.
28. Kết luận chế độ trọng thương
Trong phương thức thương mại này thường khuyến khích nx nguyên liệu thô và cấm xk công cụ lao động, tài sản cố định và đặc biệt người lao động. Tuy nhiên nguyên liệu thô khuyến khi hs nx là nguyên liệu từ các thuộc địa chứ ko phải từ các nc lsngs giềng. Chủ nghĩa trọng thương này tạo ra hệ thống độc quyền cho ngành công thương nghiệp thu đc lợi nhuận lớn khi mua rẻ nvl và bán đắt thsnhf phẩm khi các hàng hoá nc láng giềng bị ngăn cản nx vào bằng lệnh cấm nx or thuế nx rats cao. Người tiêu dùng trg nc là đối tượng bi hi sinh chính khi phải chịu mức giá cao hơn mức trung bình để nhà nc hỗ trợ các ông chủ gành công thương nghiệp.
29. Các hệ thống nông nghiệp, hay là các hệ thống kinh tế học chính trị, đại diện cho sp của đất đai như là nguồn cung cấp chính or duy nhất đem lại thu nhập và của cải cho mỗi nước
Hệ thống trọng nông này coi chủ đất và người làm nông nghiệp là chủ thể chính tạo ra mọi của cải cho xh. Các ngành nghề khác như thủ công ghiệp, sx, thương mại chỉ là trung gian sx ko tạo ra gtri thực tế cho xh. Việc thương mại càn tự do hoàn toàn để các sp thủ công nghiệp ko bị nâng giá do thuế vì vậy khuyến khích nông dân sx nông nghiệp ngày càng nhiều hơn nhằm trao đổi đc nhiều hơn các sp thủ công nghiệp từ đó xh ngày càng giầu có hơn. Tất nhiên việc tự do kdoanh hoàn hảo là khó xảy ra và xh sẽ tự điều chỉnh với các chính sách kt chính trị của các nc. Tuy nhiên lập luận coi ngành công thương là phi sx là ko đúng. Ngành này vẫn tạo ra gtri gia tăng hàng năm và gia tăng vốn trg kdoanh từ đó tạo ra gtri của cải cho xh ngày càng cso hơn. Các nc châu âu hiện nay chính sách trọng thương khuyến khích phát triển thành thị, ngành công – thương hơn nông nghiệp. Trong khi đó TQ là điển hình vho chính sách trọng nông khi đó khi nông nghiệp là động lực chính trong nền kt, ng nông dân sống khấm khá hơn ng thợ thủ công rất nhiều, nông thôn sx nông nghiệp đc ưu tiên hơn thành thị sx thủ công nghiệp và thương mại. TQ là nc lớn, phát triển cao nhưng lại ko coi trọng thương nghiệp dẫn tới trì trệ ko thể đẩy mạnh ngành công nghiệp trg nc phát triển chỉ có ngành nông nghiệp phát triển dẫn tới tình trạng nghèo hoá tương tối so với các nc châu âu khi đó.
Thành thị trong nc là thị trg tiêu thụ sp thô của ngành nông nghiệp lớn nhất của mỗi đất nc. Hàng công nghiệp cao thường kéo theo sp nông nghiệp giảm và ngược lại. Vì vậy các hệ thống trọng nông đòi thu hẹp ngành công nghiệp, thành thị lại làm thu hẹp thị trg thiêu thụ sp thô của nông thôn sx ra và lại tự làm thu hẹp sx nông nghiệp tại nông thôn. Vì vậy, hệ thống trọng nông thực tế ko khuyến khích đc ngành nông nghiệp mà nó dự kiến khuyến khích, trg khi hệ thống trọng thương nhờ thành thị phát triển lại kéo theo nông thôn và ngành nông nghiệp phát triển theo khi nhu cầu sp thô từ nông thôn tăng cao do sự tăng trưởng của sx công nghiệp và vòng quay hàng hoá luân chuyển lớn. Tuy nhiên, nếu quá trú trọng vào phát triển 1 ngành nghề nào đó cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới ngành nghề khác. Vì vậy, việc tạo ra sự phát triển cân bằng tự nhiên để ng sx tự lựa chọn sx công nghiệp hay nông nghiệp hay thương nghiệp là điều nhà nc nên làm thay vì cách chính sách hạn chế, hay khuyến khích gây hại tới ng tiêu dùng. Nhà nc chỉ nên làm 3 việc chính là:
– Nhiệm vụ bảo vệ xh, chống lại bạo lực và giặc goại xâm
– Bảo vệ, chống lại áp bức và bất công trong xh
– Duy trì tổ chức nhà nc và các công trình công cộng mà vì mục đích phục vụ cộng đồng xh.